EPOXY LÀ HỢP CHẤT GÌ ?
Tổng quan về Epoxy
Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời, Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, là lớp lót cũng như phủ ngoài chính cho tàu chất lượng cao thay cho polyester dễ bị thủy phân bởi nước và gelcoat. Ngoài ra, do có hai vòng benzen bền vững ở vị trí trung tâm nên nhựa epoxy chịu ứng suất cơ và nhiệt tốt hơn mạch thẳng, epoxy rất cứng, dai, kháng nhiệt.
![](https://www.nishu.com.vn/FileUpload/Images/261015_044340tau_bien_1.jpg)
Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, Lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…
Cấu tạo của hợp chất Epoxy như thế nào ?
Thực chất Epoxy dạng nguyên thể không thể có những tính chất tuyệt vời như vậy. Epoxy nguyên thể cần kết hợp với các chất khác, cách kết hợp cũng giống như cao su vậy.
Chúng ta biết đến cao su từ vài thập kỷ trước, ngày nay cao su đã không thể thiếu trong sự phát triển của con người. Nhưng sở dĩ cao su được ứng dụng rộng rãi như vậy là bởi vì tác dụng của lưu huỳnh với cao su thô là tối quan trọng. Lúc đầu cao su thô có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những tính chất liên kết quý giá của hợp chất cao phân tử (dạng mạch dài). Lưu huỳnh có tác dụng nối mạch các phân tử cao su thô thành các mạch dài dạng lưới khiến cao su lưu hóa có được các phẩm chất mà cao su thô không thể có.
Tác dụng của chất đóng rắn đối với epoxy nguyên sinh cũng tương tự như vậy. Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không đạt được những bộ tính chất theo yêu cầu. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa epoxy thành phẩm có các bộ tính chất mà epoxy nguyên sinh không thể có đầy đủ. Xét về bản chất hóa học, các nhóm chức epoxy không thể tự kết nối với nhau nên epoxy phải có một chất tham gia tạo ra kết nối càng bền vững càng tốt.
Ứng dụng của hợp chất Epoxy ?
Hiện nay epoxy đã trở nên phổ biến trên thế giới, Epoxy đã tạo ra một phương thức hoàn toàn mới và tiết kiệm hơn rất nhiều. Epoxy trở thành một lớp màng chịu cơ lý, bảo quản đối với mọi bề mặt vật liệu: xi măng, sắt, gỗ, nhựa…đều có thể sử dụng epoxy để bảo vệ. Epoxy còn tuyệt vời ở chỗ nó có thể được dùng với sợi thủy tinh, sợi basalt, sợi carbon để bọc những nơi chịu lực mạnh như cột buồm, bánh lái, trụ cột dây…
![](https://www.nishu.com.vn/FileUpload/Images/261015_044658fiber_glass_cable_anchor_high_strength_epoxy.jpg)
Bởi những đặc tính ưu điểm kháng vượt trội này mà người ta tìm thấy được từ epoxy, vì vậy mà epoxy được bọc ở những vị trí chịu tác động cả vật lý, hóa học mạnh và liên tục. Ví dụ điển hình như thuyền, tàu thủy vỏ sắt hoặc vỏ nhôm, đầu tiên người ta bọc chúng bằng epoxy chống gỉ sét, chống ăn mòn. Sau khi bọc vỏ thuyền bằng keo epoxy, họ phủ một lớp sơn lót epoxy, rồi kết thúc bằng những loại sơn bóng có thành phần từ epoxy giống như dùng cho xe hơi, kết quả là một con thuyền với bề mặt bóng loáng như chiếc xe hơi mới chạy trên bờ mà vẫn kháng tốt với các điều kiện tiếp xúc nước biển.
Đỉnh cao của ứng dụng epoxy có lẽ là ứng dụng trong các thùng chứa Axit Sunfuric (H2SO4) đậm đặc. Dung dịch axit đậm đặc này ăn mòn hầu hết các bề mặt kim loại, hợp chất, có những chất chúng không ăn mòn được thì lại quá đắt đỏ để làm bình chứa. Epoxy được sử dụng để phủ mặt trong tiếp xúc với axit đậm đặc các thùng chứa này đem lại tính an toàn và hiệu quả tiết kiệm cao. Tuy nhiên, vì tính ăn mòn quá cao của dạng axit này, người ta vẫn phải thường xuyên sơn lại định kỳ lớp phủ trong epoxy, khoảng 6 tháng một lần.
Sơn epoxy là gì?
Sơn epoxy là loại sơn gồm 2 thành phần chính đó là: phần đóng rắn và phần sơn phủ nhựa epoxy. Khi tiến hành thi công sơn sàn nhà xưởng, ta chỉ việc trộn hai thành phần này với nhau theo tỷ lệ mà nhà sản xuất đã quy định sẵn, rồi tiến hành sơn nền. Nhờ đó, bề mặt sàn xưởng sau khi sơn epoxy sẽ trở nên hoàn hảo, bền màu, chịu áp lực tải trọng tốt, rắn chắc nhưng không vỡ. Không những thế, sàn xưởng sẽ tăng cường khả năng chịu mài mòn ma sát tốt, chống trơn trượt, chống bụi bẩn, tẩy rửa dễ dàng mà không bay màu nhưng giá thành thấp hơn nhiều so với phương pháp khác.
Sơn epoxy giá tốt có 2 loại chính là sơn tự san phẳng (hay còn gọi là sơn tự phẳng) và sơn hệ lăn. Mỗi loại sẽ có thành phần, phương pháp thi công sơn nền khác nhau cũng như giá cả khác nhau. Không những thế, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện trên thị trường xuất hiện nhiều hãng sơn nổi tiếng như: sơn epoxy APT, Jotun, Kova, KCC, Chokwang, Nanpao, Kansai, Aica, Alkana, Rainbow, Seamaster, TOA, Sika…
Sơn epoxy hệ lăn là gì?
– Sơn hệ lăn là loại sản phẩm sử dụng dung môi, gồm 2 thành phần chính là phần sơn và phần đóng rắn. Dòng sơn hệ lăn giá rẻ này được thi công bằng phương pháp sơn lăn roller, mang lại độ dày sàn từ 0.3mm đến 0.4mm. Tuy nhiên, sơn epoxy hệ lăn lại có 2 loại thi công sơn nền là: sơn epoxy gốc nước và gốc dầu. Sơn epoxy gốc nước chất lượng không chứa dung môi, sơn epoxy gốc dầu giá rẻ sẽ sử dụng dung môi là thinner.
– Sơn epoxy gốc dầu sẽ mang lại khả năng chịu được axit ăn mòn rất tốt, thời tiết khắc nghiệt, độ cứng cao nên chịu mài mòn va đập hay áp lực rất tốt, bám dính tốt các bề mặt bê tông, chống rêu mốc, mãn bám, kháng nước, chống thấm… còn sơn epoxy gốc nước ngoài những khả năng đó nó còn chống trượt rất tốt, chống cháy và đặc biệt là không độc hại, thân thiện với môi trường. Nhờ đó, sản phẩm này có thể sơn các bề mặt sàn trong nhà xưởng, kho bãi, nhà máy thực phẩm, y tế, nhà ăn, bệnh viện, bể bơi chứ không chỉ dừng lại ở việc sơn sàn nhà, sơn nền nhà, sơn sàn xưởng, sàn gara ô tô, sàn tầng hầm để xe, dốc lên xuống siêu thị, sơn sàn sân thể thao trong nhà, sơn nền sân vận động ngoài trời, sơn sàn epoxy bề mặt các công trình thủy lợi,…
Sơn epoxy hệ tự phẳng là gì?
Sơn epoxy tự phẳng, tự san phẳng, tự chảy hay tự cân bằng đều là một thuật ngữ nói về dòng sơn epoxy có khả năng tự chảy khi ta đổ sản phẩm này lên bề mặt sàn. Đây là một dòng sơn epoxy hiện đại hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật. Dòng sơn epoxy 2 thành phần này gồm phần sơn và phần đóng rắn gọi là thành phần A và thành phần B. Khi tiến hành sơn nền nhà xưởng, ta chỉ cần trộn 2 thành phần này lại với nhau theo tỉ lệ nhà sản xuất quy định mà không cần dùng bất cứ dung môi gì (bề mặt và tính chất sẽ có sự thay đổi nếu ta lỡ trộn dung môi nên cần phải lưu ý). Sơn epoxy hai thành phần sẽ hoạt động theo nguyên lí tự cân bằng, khi thi công sơn nền epoxy với độ dày từ 2-3 mm trở lên thì sản phẩm sẽ che lấp khuyết điểm trên bề mặt sàn, giúp nền xưởng trở nên sáng bóng, bền cao với độ thẩm mỹ cao.
* So sánh giữa sơn epoxy tự phẳng và sơn hệ lăn
- Hệ tự phẳng do đặc tính tự chảy của nó nên ta chỉ có thể sự dụng lên bề mặt sàn nằm ngang chứ không thể sử dụng nên bề mặt thẳng đứng như hệ lăn.
- Hệ tự phẳng hiện đại tuyệt đối không sử dụng dung môi như dòng hệ lăn.
- Hệ tự phẳng dùng bàn kéo răng cưa để đẩy sơn đều khắp bề mặt chứ không dùng ru lô hay máy phun như hệ lăn.
- Khi thi công sơn tự phẳng ta phải kết hợp với ru lô gai (bằng nhựa hoặc sắt) để phá bọt khí còn hệ lăn thì không.
- Hệ tự phẳng phải cần 5 người cho một công đoạn sơn, tối thiểu 3 thợ sơn để hạ chế mối nối khi sơn còn hệ lăn chỉ cần 1 người là đủ.
Sơn epoxy hệ lăn uy tín chất chất lượng cao
Thi công sơn epoxy giá rẻ được áp dụng vào những công trình gì?
- Chống thấm nước nhà xưởng, hồ nước, bể bơi.
- Ngăn cản khả năng ăn mòn của hóa chất, axit.
- Chịu tải trọng, va đập mạnh trong các nhà máy sản xuất ô tô, thiết bị có tải trọng lớn.
- Chống trơn trượt, ma sát.
- Dễ dàng vệ sinh lau chùi.
- Mang lại độ thẩm mỹ cao cho nền xưởng.
Sơn Epoxy - Thi công sơn Epoxy, sơn nền sàn giá cực rẻ!
Sơn Epoxy với giải pháp thi công hợp lý, áp dụng quy trình thông minh nhất hiện nay, Nguyệt Ánh hiện đang cung cấp dịch vụ Thi công sơn Epoxy giá cạnh tranh nhất tại hầu hết các tỉnh thành khu vực phía Bắc. Bao gồm các tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên,.v.v. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline - 0981 580 656 để được tư vấn miễn phí về giải pháp thi công hợp lý nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét